Chính sách hình sự của Nhà nước ta về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

0
290

Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành là sự thể chế hoá đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta bằng pháp luật, trong đó Bộ luật hình sự đã dành chương XVI quy định về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nhằm góp phần thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra.

Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý nền kinh tế.

Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm 29 điều (từ Điều 153 đến Điều 181) quy định về các tội khác nhau nhằm bảo vệ các quan hệ kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xâm phạm đến quan hệ xã hội bảo đảm cho sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân. Đó là chế độ quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích, tính mạng, sức khỏa của người tiêu dùng, … được thể chế hoá trong những quy định pháp luật của Nhà nước.

Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế:

Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thể hiện ở các hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế ở các mức độ khác nhau với mục đích vụ lợi. Hành vi phạm tội được thực hiện có thể là hành động hoặc không hành động và đã gây ra hoặc đe dọa gây thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hoặc cho từng ngành, lĩnh vực nhất định. Hậu quả có thể ở những mức độ rất khác nhau (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) như: Làm rối loạn thị trường, mất cân đối cung cầu, làm ảnh hưởng xấu đến nền sản xuất hàng hoá trên đất nứơc ta. Thậm chí có những tội phạm còn làm cho người tiêu dùng thiệt hại không những cả về vật chất, sức khỏa mà có khi còn nguy hiểm tới tính mạng, … Đối với một số tội, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của các tội phạm này có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong một số tội, chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong các cơ quan, tổ chức kinh tế.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đựơc thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Khi thực hiện hành vi, người phạm tội đều ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn cố ý thực hiện tội phạm và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc với ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích và động cơ phạm tội chủ yếu là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Chính sách hình sự và đừơng lối xử lý đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế :

Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, các quy định trong Chương XVI Bộ luật hình sự đã có sự phân định rõ mức độ nào thì coi là tội phạm và mức độ nào chưa phải là tội phạm, đồng thời để phân loại tội phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng và quy định hình phạt phù hợp với từng hành vi vi phạm cụ thể.

Đối với một số tội phạm gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như tội buôn lậu; tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lượng thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 153, Điều 157); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180), mức cao nhất của khung hình phạt quy định đến chung thân, tử hình.

Mặt khác, các tội này thường nhằm mục đích vụ lợi nên đối với người phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng, để tạo điều kiện và giáo dục họ trở thành người tốt, hình phạt chính chỉ áp dụng là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.

Đối với những trường hợp phạm tội nghiêm trọng, tuỳ theo hậu quả và mức độ thu lợi bất chính mà người phạm tội có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như: Phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcĐiều hòa lợi ích giữa chủ nợ và con nợ thông qua thủ tục phá sản
Bài tiếp theoHàng hóa, dịch vụ thiết yếu là gì?