Thủ tục chuyển sổ đỏ trong trường hợp chủ sở hữu đã mất

0
373

Ông nội tôi mất năm 2016, đến năm 2020 bố tôi mới đi làm thủ tục chuyển sổ đỏ từ ông sang bố tôi.

Trong trường hợp trên, bố tôi có phải đóng tiền phạt biến động đất đai theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 không?

Câu trả lời của Luật Thuận Thiên

Căn cứ quy định tại Điều 95 Luật Đất đai năm 2013Điều 17 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, cụ thể như sau:

Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:

a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;…”

Khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Các trường hợp đăng ký biến động quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều này thì trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế”.

Theo quy định nêu trên, việc đăng ký biến động đất đai là thủ tục bắt buộc đối với các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013. Trường hợp bạn nêu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 95 nêu trên, ông nội bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất, nhưng bạn cũng chưa nói rõ bố bạn được nhận đất do ông nội để lại bằng hình thức nào, chẳng hạn như: được ông nội di chúc để lại (chia thừa kế theo di chúc) hoặc được phân chia theo pháp luật (bằng bản án của Tòa án, trong trường hợp các đương sự có tranh chấp và khởi kiện ra Tòa án đề nghị giải quyết chia thừa kế), hoặc bằng hợp đồng tặng cho khi ông nội còn sống nhưng chưa thực hiện,…

Trên cơ sở đó mới xác định được thời điểm bố bạn là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất để thực hiện quyền của mình trong việc đăng ký biến động và cũng là căn cứ để xác định bố bạn có vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ về không đăng ký đất đai, cụ thể như sau:

“Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật Đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật Đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật Đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động”.

Như vậy, trường hợp này, tùy thuộc vào nội dung sự việc xảy ra cụ thể để xác định bố bạn có phải nộp tiền phạt biến động đất đai theo Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ như nội dung bạn hỏi hay không. Bố bạn sẽ bị xử phạt theo quy định nêu trên nếu có căn cứ xác định được thời điểm bố bạn là người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có biến động mà bố bạn không thực hiện thủ tục đăng ký biến động hoặc trường hợp bố bạn được nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Trường hợp không xác định được ngày có biến động hoặc ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế (trường hợp bố bạn được thừa kế của ông nội bạn) thì không có căn cứ xử phạt đối với bố bạn về hành vi không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định viện dẫn nêu trên.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcBài bào chữa về tội khủng bố
Bài tiếp theoCăn cứ nào để trả tự do cho người bị tạm giữ hình sự?