Tư vấn doanh nghiệp là giải pháp cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt là với doanh nghiệp vừa mới thành lập.
Tư vấn doanh nghiệp không phải là đi đi lại lại ở công ty hay nhà máy của khách hàng, quẳng ca-táp phịch xuống bàn và nói: “Trông này! Khắp nơi chỉ thấy rặt là thiếu hiệu quả! Ông không thấy xấu hổ à?” Nhận ra vấn đề của khách hàng chỉ là một nửa của nhiệm vụ, vì hầu hết những ai có một trí tuệ không cần cao siêu lắm và một cái nhìn khách quan đều có thể nhận ra những vấn đề đó. Công việc của một nhà tư vấn không chỉ là biết cái gì sai, mà là tìm ra cách sửa chữa chúng…
Tư vấn doanh nghiệp là gì?
Tư vấn (consulting) là một ngành dịch vụ không có một định nghĩa cố định nào cả. Thị trường cho dịch vụ này cũng hết sức linh hoạt. Cùng với những thay đổi liên tục trong các hoạt động mua lại, sáp nhập cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu cho dịch vụ tư vấn cũng khó đoán trước được như là thị trường chứng khoán vậy. Thuật ngữ “consulting” có thể có rất nhiều nghĩa, tựu chung lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ. Công ty tư vấn sẽ “tư vấn” một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra lời khuyên cho bạn bè hay người thân lúc cấp thiết. Nhìn sự việc theo lăng kính đó mới thấy tầm quan trọng của tư vấn trong kinh doanh. Tuy vậy hầu hết mọi người đều nhận thức rất mờ nhạt về công việc và trách nhiệm thực sự của cái gọi là “tư vấn”. Những thuật ngữ như “quản lý chiến lược”, “quản lý quy trình”, “quản lý thay đổi”… có vẻ như chỉ có ý nghĩa với những người trực tiếp liên quan tới chúng.
Đưa ra các các giải pháp là một vấn đề hóc búa, không phải vì “nguồn cung cấp” giải pháp quá hạn hẹp. Các nhà tư vấn chuyên nghiệp không bao giờ thiếu các giải pháp, song áp dụng một trong số đó trong một môi trường doanh nghiệp có thể là một cuộc đấu tranh lớn với các trở ngại về chính trị cũng như chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, cốt lõi của tư vấn là phải vượt qua được các rào cản trong doanh nghiệp, xóa bỏ tính ì để rồi thâm nhập hoàn toàn vào tổ chức của họ mà “trị bệnh”.
Có những loại công ty tư vấn doanh nghiệp nào?
Nếu phân chia theo lĩnh vực, có thể chia các công ty tư vấn thành bốn mảng: tư vấn chiến lược (strategy consulting), tư vấn công nghệ thông tin (IT consulting), tư vấn điện tử (e-consulting) và tư vấn nhân lực (human resources consulting). Các mảng trên có thể trùng nhau, và hầu hết các tập đoàn tư vấn lớn đều có các dịch vụ tư vấn đa lĩnh vực. Khách hàng giờ đây thường thuê một chứ không phải một vài công ty tư vấn để xây dựng chiến lược, đánh giá tính hiệu quả của tổ chức, áp dụng các giải pháp công nghệ và tiến tới thương mại điện tử.
Cái gì khiến các công ty tìm đến các nhà tư vấn doanh nghiệp?
Cũng giống các nhà tư vấn chọn nghề nghiệp của mình, các công ty có nhiều lý do khi tìm đến các nhà tư vấn. Song bất luận lý do đó là gì, các công ty này phải dũng cảm lắm, vì đây là một dịch vụ đắt đỏ. Thử lấy một ví dụ nhỏ, nếu tính đến tiền đi lại, ăn ở và các khoản chi phí dự án, giá cho mỗi nhà tư vấn có thể đội đến 500 USD mỗi giờ.
Hầu hết các dự án tư vấn đều xuất phát từ nhu cầu cần sự hỗ trợ mà khách hàng không thể có được từ nội bộ. Chẳng hạn như, một số khách hàng cần kiểm tra toàn bộ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của mình, song họ không có các hệ thống kiểm tra toàn diện, cũng như không có nhân lực cho một dự án lớn như vậy. Một số khách hàng khác đang có kế hoạch sáp nhập, song họ thiếu kinh nghiệm về các thủ tục đối với nhân sự sau khí sáp nhập, và cần một bên thứ ba làm trung gian. Một số khách hàng lại cần ý kiến của một bên khách quan cho một quyết định đóng cửa công ty.
Khách hàng tìm đến các công ty tư vấn còn vì mục đích chính trị. Chẳng hạn như đối với một dự án có liên quan tới 500 công ty ở các nước khác nhau, để thỏa thuận rằng sẽ dùng đồng USD là loại tiền tệ duy nhất cho dự án, hầu hết các công ty phải có được sự đồng ý của một quản trị cấp cao. Nếu thiếu một công ty tư vấn cho dự án, thì sự phê duyệt trên khó mà có được. Song khó khăn đối với nhà tư vấn là khi dự án không thành công thì anh ta phải chịu sự phản đối từ tất cả các bên tham gia.
Mặt khác, khi một dự án lớn được tán thành chưa có nghĩa là nó sẽ được tiến hành. Lý do là vì tính ì trong tổ chức. Các vị quản trị cấp cao dần dần mất hứng thú, các nhà quản lý cấp thấp thì chuyển sang các vấn đề khác cần giải quyết trước mắt hơn. Tóm lại là các công ty mất tập trung. Bằng cách thuê các nhà tư vấn doanh nghiệp theo dõi các dự án lớn, các công ty đảm bảo rằng có ai đó luôn luôn để mắt đến chúng. Trong rất nhiều trường hợp, một giải pháp đúng đắn có thể rất rõ ràng đối với tất cả mọi người, song nếu có một bên khác khẳng định lại điều đó thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Trong trường hợp công ty thu hẹp quy mô, các nhà tư vấn có một vai trò chính trị khác. Các công ty đang nóng lòng muốn sa thải một tỷ lệ nhân viên nhất định thường muốn sự tham gia của một nhà tư vấn. Khi các nhà tư vấn đề xuất việc giảm biên chế, các công ty sẵn sàng sa thải nhân viên, và che đậy việc đó bằng cách giải thích rằng đó là do thu hẹp quy mô.
Ngày nay, các nhà tư vấn và khách hàng của họ đang trong trạng thái thay đổi liên tục. Các khách hàng điển hình giờ đây đòi hỏi nhiều hơn ở các dự án tư vấn. Các nhu cầu phức tạp này đồng nghĩa với việc sẽ có nhiều cơ hội hơn cho những bước ngoặt mới trong lĩnh vực này. Tất nhiên động cơ quan trọng nhất của việc thuê tư vấn vẫn là lợi nhuận. Các nhà tư vấn doanh nghiệp nếu không đưa ra được các gợi ý có tính chất “tạo ra tiền” hay “tiết kiệm tiền” đều nhanh chóng bị gạt bỏ trong một thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức.
Tư vấn hoạt động kinh doanh
Các doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi các dịch vụ tư vấn kết hợp trong quá trình tìm ra hướng giải quyết cho những thách thức và cơ hội trong môi trường kinh tế phức tạp và thiếu ổn định. Các chuyên gia tư vấn của chúng tôi làm việc trên các lĩnh vực về sức khỏe doanh nghiệp, bao gồm các lĩnh vực đa dạng như lợi nhuận, chuyển đổi, công nghệ, rủi ro, tăng trưởng, cấu trúc và hoạt động kinh doanh.
Bất kể bạn đang ở đâu trong chu kỳ kinh doanh và dù cho bạn cần lời khuyên về việc cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp, triển khai công nghệ mới, thỏa thuận hay tư vấn về cách xử lý rủi ro và quy định thì chúng tôi đều có thể giúp bạn.
Khám phá dịch vụ hỗ trợ tại Luật Thuận Thiên
- Chuyển đổi kỹ thuật số
- Quản trị rủi ro
- Quản lý hoạt động tài chính
- Chiến lược khách hàng
- Chiến lược vận hành
- Nhân sự và thay đổi
- Cải cách doanh nghiệp
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN
Giám đốc - Luật sư: Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính: Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino