Những vướng mắc thường gặp khi Thành lập doanh nghiệp?

0
425

Một trong những điểm cải cách mạnh mẽ nhất của Luật Doanh nghiệp (DN) 2005 là việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, từ đó rút ngắn quy trình thành lập DN.

Tính đến thời điểm 30/6/2013, cả nước có 457.343 DN đang hoạt động. Tuy nhiên, quy định trong Luật về thành lập DN sau hơn 8 năm triển khai cũng đã bộc lộ nhiều điểm lạc hậu, cần được sửa đổi để tạo dựng môi trường kinh doanh minh bạch hơn cũng như hướng tới mục tiêu 1 triệu DN trong tương lai gần.

Quy trình đơn giản, nhưng thực tế xuất hiện nhiều rào cản và Những vướng mắc thường gặp khi Thành lập doanh nghiệp?

Thành lập DN đã đơn giản hơn…

Với những cải cách cơ bản, Luật DN 2005 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành đã đơn giản tối đa thủ tục thành lập DN, nhằm tạo điều kiện cho công dân, DN thành lập mới DN.

Bên cạnh việc công bố công khai bộ thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh (ĐKKD) tại phòng ĐKKD, trên website của Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố; thiết lập đường dây nóng và chuyên mục Hỏi – Đáp hỗ trợ công dân, DN khi tìm hiểu hoặc đến làm thủ tục; liên kết thủ tục hành chính với cơ quan thuế (lấy mã số thuế) và cơ quan công an (khắc dấu), thì việc cho phép thành lập DN qua mạng thông qua Cổng Thông tin đăng ký DN quốc gia (http://dangkykinhdoanh.gov.vn) cho thấy những nỗ lực không ngừng của cơ quan quản lý trong việc đơn giản hóa thủ tục thành lập DN tại Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn có thể điểm ra nhiều bất cập trên thực tế.

…nhưng còn Nhiều vướng mắc

Thứ nhất, giấy phép con và lợi ích bộ, ngành: Theo quy định, ngành nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng theo các quy định của các luật, pháp lệnh, nghị định chuyên ngành hoặc quy định có liên quan.

Vì vậy, đối tượng thành lập các DN kinh doanh ở những ngành nghề phải đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh như: giấy phép kinh doanh; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; chứng chỉ hành nghề; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; xác nhận vốn pháp định; chấp thuận khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các yêu cầu khác mà DN phải thực hiện hoặc phải có mới được quyền kinh doanh ngành nghề đó.

Trên thực tế, Luật DN 2005 không thể xử lý hết các loại giấy phép con do các bộ, ngành ban hành. Luật DN sửa đổi phải giải quyết dứt điểm tình trạng ban hành tràn lan các loại giấy phép con, cháu này.

Thứ hai là thiếu liên thông giữa hệ thống ĐKKD quốc gia với các địa phương. Bản chất của việc ĐKKD qua mạng là nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và thúc đẩy Chính phủ điện tử, giảm tiêu cực, tạo điều kiện cho cả đối tượng thành lập DN và cơ quan quản lý trong việc xử lý hồ sơ, giấy tờ và rút ngắn thời gian thành lập DN. Tuy nhiên, thực tế triển khai của hệ thống ĐKKD qua mạng cho thấy, có sự thiếu liên thông giữa hệ thống đăng ký thành lập qua mạng của Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia và các địa phương.

Thứ ba, còn tồn tại nhiều loại cơ quan cấp phép thành lập DN. Xuất phát từ những quy định đặc thù mà tại Việt Nam, bên cạnh Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp phép thành lập DN, còn nhiều cơ quan khác cũng tham gia vào vấn đề cấp giấy phép hoạt động cho DN.

Ví dụ, công ty luật/văn phòng luật sư, công chứng (xin giấy phép hoạt động tại Sở Tư pháp), công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ (xin giấy phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước), DN kinh doanh bảo hiểm (xin giấy phép của Bộ Tài chính)…

Điều 1, Luật DN 2005 đã quy định rõ: “Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và DN tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế; quy định về nhóm công ty”.

Như vậy, Luật DN sửa đổi cần có sự xác định rõ ràng là các luật chuyên ngành chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động của DN được quy định tại luật chuyên ngành, còn việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của DN thuộc mọi thành phần kinh tế áp dụng theo quy định của Luật DN.

Quy định như vậy để tránh tình trạng hiện nay, nhiều quy định có liên quan đến thay đổi nội dung ĐKKD, các luật chuyên ngành không có hướng dẫn cụ thể, khiến cho DN phải vận dụng các hướng dẫn, mẫu đơn của các DN thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật DN…

Thứ tư, không còn là cổ đông sáng lập vẫn có trên trong danh sách. Điều 84, Luật DN 2005 và Điều 23, Nghị định 102/2010 đã có những quy định về cổ đông sáng lập. Theo đó, khi có sự thay đổi về cổ đông sáng lập (do cổ đông sáng lập ban đầu không góp đủ vốn trong vòng 90 ngày, người khác tham gia góp vốn…), DN phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập trong 7 ngày làm việc. Tuy nhiên, bất hợp lý nằm ở chỗ, sau khi DN nhận giấy chứng nhận ĐKKD, cổ đông sáng lập không còn liên quan đến DN vẫn hiện diện trên danh sách cổ đông. Quy định này gây khó khăn cho DN cũng như chính cổ đông sáng lập trong việc chứng minh sự hiện diện của mình tại DN, khi mà người cũ thì có tên, nhưng người mới lại không có tên trên giấy chứng nhận ĐKKD.

Bên cạnh đó, việc cứ mỗi lần thay đổi nội dung ĐKKD, cơ quan ĐKKD lại tiến hành thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD đã cấp cũng gây trở ngại cho DN trong việc xây dựng “lý lịch DN” từ khi thành lập cho đến hiện tại, trong đó, ghi nhận cả những thay đổi nội dung ĐKKD.

Thứ năm, sự kém liên thông giữa các cơ quan liên quan đến cung cấp thông tin về DN. Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia hiện cung cấp những thông tin về DN với đầy đủ các thông tin cần thiết phục vụ cho việc tra cứu trùng tên; hiệu đính thông tin DN… tại địa chỉ www.hieudinh.dangkykinhdoanh.gov.vn.

Dù Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia đã khẳng định là thông báo về việc rà soát, cập nhật thông tin về ĐKDN “có giá trị như thông báo chính thức của phòng ĐKKD” , nhưng trên thực tế khi có tranh chấp xảy ra, tòa án vẫn chỉ nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ việc của đương sự có liên quan đến khởi kiện DN nếu như có công văn xác nhận chính thức của phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư (có dóng dấu đỏ, kèm giấy chứng nhận ĐKKD bản sao của DN đính kèm).

Nói cách khác, tòa án vẫn chưa công nhận giá trị pháp lý của những thông tin đăng tải trên Cổng Thông tin đăng ký DN quốc gia (http://dangkykinhdoanh.gov.vn). Điều này gây trở ngại cho các bên khởi kiện do các chi phí đi lại và chờ đợi cũng như gia tăng công việc cho phòng ĐKKD do phải xác minh, cung cấp thông tin DN khi có đơn yêu cầu của đương sự (cần 15 ngày làm việc để trả lời).

Hiểu rõ những khó khăn đó nên từ lâu Luật Thuận Thiên chúng tôi đã triển khai dịch vụ tư vấn xin giấy phép kinh doanh nhanh – tiết kiệm – uy tín. Không những tư vấn cho ra giấy phép kinh doanh nhanh nhất để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, chúng tôi còn tối ưu các chi tiết để tiện lợi cho quá trình mở rộng kinh doanh sau này, tránh phải sửa đổi hay làm lại giấy phép mất thêm thời gian và chi phí

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcThủ tục tố tụng – Trình tự pháp lý không thể bỏ qua
Bài tiếp theoLuật sư bào chữa vắng mặt thì phiên tòa có bị hoãn xét xử