Doanh nghiệp khi nào thì được công nhận phá sản ? Tư vấn thủ tục phá sản doanh nghiệp ?

0
230

Doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và các công ty tài chính thực hiện thủ tục phá sản như thế nào ? Hướng dẫn áp dụng luật phá sản doanh nghiệp ? Phân tích những bất cập của Luật phá sản ? và các vấn đề pháp lý khác liên quan sẽ được Luật Thuận Thiên tư vấn cụ thể:

1. Doanh nghiệp khi nào thì được công nhận phá sản ?

Thưa Luật sư, tôi đang sở hữu một doanh nghiệp. Tuy nhiên doanh nghiệp của tôi hiện tại đang nợ một số tiền lớn và tôi không có khả năng thanh toán? Xin hỏi bây giờ tôi muốn nhà nước công nhận doanh nghiệp của tôi phá sản thì tôi cần phải làm như thế nào ?
Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn luật doanh nghiệp Công ty luật Luật Thuận Thiên trả lời:

Căn cứ theo Luật Phá sản năm 2014 quy định về doanh nghiệp phá sản như sau :

Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản

Như vậy, một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện.

Thứ nhất, doanh nghiệp đã mất khẳ năng thanh toán

Thứ hai, doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp được coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp đã không thể thực hiện khả năng thanh toán trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần. Để doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện :

Thứ nhất, nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Căn cứ theo Luật Phá sản 2014, những người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định như sau :

Điều 5. Người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

1. Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

2. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

4. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.

5. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.

6. Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Thứ hai, họp hội nghị chủ nợ.

Khi đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Khi thủ tục phá sản được mở, Tòa án sẽ yêu cầu họp hội nghị chủ nợ. Hội nghị chủ nợ có thể đưa ra quyết định. Hội nghị chủ nợ có thể đưa ra nghị quyết đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh đối với doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (điểm b, khoản 1, điều 83). Sau đó, doanh nghiệp phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cùng với chủ nợ, quản tài viên hay doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để làm cơ sở cho thẩm phán xem xét và triệu tập hội nghị chủ nợ. Nếu hội nghị chủ nợ ra nghị quyết thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì thẩm phán sẽ ra quyết định công nhận nghị quyết này (điều 87 và các điều tiếp theo).

Thứ ba, doanh nghiệp thực hiện các phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

Khi doanh nghiệp nhận được nghị quyết phục hồi hoạt động kinh doanh của Tòa án và chủ nợ, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện các phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của mình ( Điều 89 Luật Phá sản 2014)

Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện các phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, mà hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không thể phục hồi, hoặc doanh nghiệp đã quá thời hạn phục hồi được quy định trong nghị quyết, thì Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Thứ tư, Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản

Kể từ thời điểm được Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản , doanh nghiệp không còn tồn tại và hoàn toàn chấm dứt tư cách pháp lý. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải tiến hành chi trả các khoản nợ như sau :

Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:a) Chi phí phá sản;b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.Trong trường hợp doanh nghiệp không đủ chi trả cho các khoản nợ nêu trên thì việc phân chia tài sản được phân chia theo tỷ lệ.

2. Thủ tục phá sản với doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán và các công ty tài chính ?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác.

Đây là những lĩnh vực đặc thù, có ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế và xã hội.

Thủ tục phá sản đối với DN bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác

Trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, Nghị định này được áp dụng cho các DN kinh doanh bảo hiểm, các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán (ngoại trừ các công ty môi giới bảo hiểm).

Riêng đối với lĩnh vực tài chính khác, chỉ áp dụng đối với các công ty Xổ số kiến thiết hoạt động kinh doanh xổ số theo quy định của Nghị định số 30/2007/NĐ-CP ngày 1/3/2007. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính sẽ công bố bổ sung danh mục DN hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính khác được áp dụng theo Nghị định này sau khi có ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

Nghị định quy định các nhóm đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn đề nghị tòa án tuyên bố phá sản DN. Đó là, chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của DN; đại diện người lao động hoặc đại diện Công đoàn DN; chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN; đại diện chủ sở hữu vốn (đối với DN nhà nước); các cổ đông (công ty cổ phần) và thành viên hợp danh (DN hoạt động dưới hình thức công ty hợp danh)

Đồng thời, Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước nếu nhận thấy DN lâm vào tình trạng phá sản, có trách nhiệm thông báo cho các đối tượng trên xem xét việc nộp đơn yêu cầu toà án tiến hành các thủ tục phá sản và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.

Để phù hợp với đặc thù của lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính, Nghị định cũng quy định, toà án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và tài chính khác khi đã nhận được văn bản của các cơ quan quản lý Nhà nước hoặc chủ sở hữu thông báo không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của DN.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcCơ quan cấp giấy phép bưu chính
Bài tiếp theoDịch vụ luật sư bào chữa, tranh tụng vụ án hiếp dâm