Giải thể hay phá sản doanh nghiệp

0
403
Giải thể hay phá sản doanh nghiệp là điều không doanh nghiệp nào mong muốn. Tuy nhiên để giải thể doanh nghiệp thuận lợi không gặp khó khăn cũng như tránh trường hợp kiện cáo chủ doanh nghiệp nên nắm vững thủ tục giải thể theo quy định của Nhà nước.

Giải thể doanh nghiệp là gì?

Giải thể doanh nghiệp là việc chủ thể doanh nghiêp tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

Phá sản doanh nghiệp là gì?

Phá sản (hay còn gọi bình dân là sập tiệm) là tình trạng một công ty hay xí nghiệp khó khăn về tài chính, bị thua lỗ hoặc thanh lý xí nghiệp không đảm bảo đủ thanh toán tổng số các khoản nợ đến hạn. Khi đó, tòa án hay một cơ quan tài phán có thẩm quyền sẽ tuyên bố công ty hay xí nghiệp đó bị phá sản.

Khi doanh nghiệp hoạt động không còn hiệu quả, biện pháp giải thể/ phá sản doanh nghiệp là một trong những cách mà các doanh nghiệp lựa chọn. Dịch vụ giải thể phá sản doanh nghiệp của Công ty Luật Thuận Thiên mang tới cho quý khách sự lựa chọn tối ưu nhất.

Tính chất của thủ tục giải thể và thủ tục phá sản doanh nghiệp

  • Thủ tục giải thể doanh nghiệp là một thủ tục hành chính và được thực hiện theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.
  • Thủ tục phá sản doanh nghiệp là một thủ tục tư pháp và được thực hiện thep quy định Luật Phá sản 2014.

Quy định giải thể doanh nghiệp của Nhà nước

Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 201 Luật doanh nghiệp 2015 có quy định:

“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần.
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”

quy định giải thể doanh nghiệp
Hình 1: Quy định giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp

  • Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp (theo mẫu).
  • Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp, danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán các khoản nợ về thuế và nợ bảo hiểm xã hội; danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
  • Xác nhận của Ngân hàng nơi Công ty mở tài khoản về việc doanh nghiệp đã tất toán tài khoản (trường hợp chưa mở tài khoản tại Ngân hàng, thì có văn bản cam kết chưa mở tài khoản và không nợ tại bất kỳ Ngân hàng, tổ chức cá nhân nào).
  • Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã đăng bố cáo giải thể theo quy định.
  • Thông báo của Cơ quan Thuế về việc đóng mã số thuế; (trường hợp chưa đăng ký thuế thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Thuế).
  • Giấy chứng nhận của Cơ quan công an về việc doanh nghiệp đã nộp, huỷ con dấu theo quy định (trường hợp chưa khắc con dấu thì phải có văn bản xác nhận của Cơ quan Công an);
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Báo cáo về việc thực hiện thủ tục giải thể, trong đó có cam kết đã thanh toán hết các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, giải quyết các quyền lợi hợp pháp của người lao động.
  • Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, VPĐD (Văn phòng đại diện) thì phải nộp kèm theo hồ sơ giải thể (chấm dứt hoạt động) của chi nhánh, VPĐD.

So sánh giải thể doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp chưa mất khả năng thanh toán. Chủ sở hữu tự giải thể tự nguyện hoặc giải thể bắt buộc theo quy định của pháp luật.
+ Doanh nghiệp bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.
+ Chủ nợ được thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp

– Phá sản doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán
+ Điều kiện bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp là điều kiện không bắt buộc.
+ Doanh nghiệp trả nợ bằng số tài sản còn lại của doanh nghiệp (trừ công ty tư nhân và công ty hợp danh)
+ Doanh nghiệp bị phá sản có thể thanh toán hết hoặc không hết các khoản nợ cho các chủ nợ

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục giải thể và thủ tục phá sản

  • Giải thể doanh nghiệp: chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu tự tiến hành sau đó gửi hồ sơ giải thể đến cơ quan đăng kí kinh doanh để xóa tên trong sổ đăng kí kinh doanh
  • Phá sản doanh nghiệp: tòa án có thẩm quyền giải quyết

Thủ tục giải thể doanh nghiệp

Bước 1: Chủ doanh nghiệp cần thông báo giải thể công ty bằng cách đăng trên 3 số báo liên tiếp với nội dung thông báo giải thể.

Bước 2: Tiến hành thủ tục quyết toán thuế đối với Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính.

Bước 3: Tiến hành thanh lý tài sản và khóa mã tài khoản tại ngân hàng (Nếu không mở tài khoản tại ngân hàng thì không phải làm thủ tục này).

Bước 4: Sau khi tiến hành các thủ tục trên xong, chủ doanh nghiệp cần làm 1 bộ hồ sơ gồm:

  • Quyết định của hội đồng thành viên (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên) hoặc quyết định của chủ sở hữu Công ty (Công ty TNHH 1 thành viên).
  • Biên bản họp hội đồng thành viên.
  • Thông báo về việc giải thể công ty.
  • 3 tờ báo đăng về việc giải thể.
  • Thông báo khóa mã số thuế.
  • Biên bản thanh lý tài sản.
  • Thông báo khóa mã tài khoản ngân hàng (Nếu có mở tài khoản)
  • Thông báo đóng mã số hải quan (Nếu có đăng ký xuât, nhập khẩu)
  • Tất cả giấy tờ trên nộp tại bộ phận 1 cửa thuộc phòng Đăng ký kinh doanh. Sau khi giải quyết xong mọi thủ tục tại phòng ĐKKD bạn tiến hành hủy dấu tại cơ quan Công an.
 thủ tục giải thể doanh nghiệp
Hình 2: Loay hoay với thủ tục giải thể doanh nghiệp

Hậu quả pháp lý của thủ tục giải thể và thủ tục phá sản doanh nghiệp

– Hậu quả của Giải thể doanh nghiệp:

+ Luôn luôn là chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp
+ Việc thanh toán khôngbị giám sát

– Hậu quả của Phá sản doanh nghiệp:

+ Có thể có trường hợp doanh nghiệp được phục hồi và tiếp tục kinh doanh nếu thủ tục phục hồi thành công
+ Việc thanh toán bị giám sát
+ Điều kiện để thực hiện thủ tục giải thể và thủ tục phá sản

Công ty tư vấn luật và thủ tục báo giá giải thể doanh nghiệp tại Hà Nội và TPHCM

Để chắc chắn việc giải thể phá sản doanh nghiệp thuận lợi và không gặp cản trở, chủ doanh nghiệp nên tham khảo và nhận tư vấn từ một số công ty/ văn phòng luật sư uy tín. Với đội ngũ chuyên viên chuyên trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp, công ty luật Thuận Thiên là địa chỉ đáng tin cậy để doanh nghiệp tham khảo.

Dịch vụ Luật sư tư vấn các trường hợp giải thể doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội và TPHCM

​1.Tư vấn cách thức tiến hành họp Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông công ty về việc giải thể doanh nghiệp;
2.Tư vấn cách thức ra quyết định về việc giải thể;
3.Tư vấn cách thức gửi thông báo giải thể đến các tổ chức, cá nhân có liên quan: chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động
4.Tư vấn thủ tục xác nhận đóng tài khoản tại Ngân hàng (nếu có mở tài khoản) hoặc cam kết không mở tài khoản;
5.Tư vấn thủ tục huỷ dấu và trả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu
6.Tư vấn thủ tục trả Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
7.Tư vấn thủ tục đăng báo giải thể;
8.Tư vấn phương thức thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
9.Tư vấn thủ tục đóng mã số thuế.

Dịch vụ Luật sư vấn về tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp

1.Tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản ;
2.Tư vấn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ quản lý, thanh lý tài sản;
3.Tư vấn các quy định về tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ;
4.Tư vấn về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ;
5.Tư vấn về quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động;
6.Tư vấn về việc Thông báo doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ;
7.Tư vấn về việc nộp Phí phá sản và tạm ứng phí phá sản ;
8.Tư vấn về việc Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ;
9.Tư vấn về việc Thông báo việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản ;
10.Tư vấn các trường hợp Trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
11.Tư vấn về Khiếu nại việc trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
12.Tư vấn thủ tục thanh lý tài sản;
13.Tư vấn về việc tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản;
14.Tư vấn các nội dung khác có liên quan đến thủ tục phá sản.
15.Tư vấn về Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản ;
16.Tư vấn về Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các cổ đông công ty cổ phần
17.Tư vấn về Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của thành viên hợp danh ;
18.Tư vấn về Nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
19.Tư vấn xác định các nghĩa vụ của doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản ;
20.Tư vấn các biện pháp bảo toàn tài sản cho doanh nghiệp;
21.Tư vấn cách thức tiến hành hội nghị chủ nợ;
22.Tư vấn thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh;

Công ty nhận tư vấn miễn phí qua hotline: 1900.8686.64 và thực hiện các thủ tục theo yêu cầu quý khách hàng. Trên tinh thần khách hàng là thượng đế, Thuận Thiên luôn tư vấn chặt chẽ nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Công ty luật Thuận Thiên sẽ giúp doanh nghiệp tháo gỡ mọi khúc mắc, khó khăn trong quá trình giải thể doanh nghiệp.

Trân trọng cảm ơn!
========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcDịch vụ thành lập doanh nghiệp
Bài tiếp theoGiấy phép con