Luật sư tư vấn tội đua xe trái phép

0
278

Trong hàng trăm ý kiến phản hồi gửi về Giao Thông Việt Nam, nhiều bạn đọc đề nghị phải tăng mức phạt tiền và cần xử lý hình sự “ngay và luôn” mới có hi vọng ngăn ngừa triệt để hành vi đua xe trái phép.

Một khảo sát nhỏ trên Giao Thông Việt Nam  hai ngày qua đã thu hút gần 500 lượt bình chọn của bạn đọc về hình thức xử lý đối với những người có hành vi đua xe trái phép mà người dân thường gọi là “quái xế”.

Trong đó hơn 300 ý kiến đề nghị cần phải xử lý hình sự người đua xe trái phép, hơn 100 ý kiến đề nghị phải tịch thu xe của người vi phạm và gần 50 ý kiến đồng tình với đề xuất xử lý cha mẹ để cho con dưới 18 tuổi tham gia đua xe.

Xử phạt hành chính hành vi đua xe trái phép:

Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 34, Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện.

Phải xử lý hình sự mới sợ

Bạn đọc Minh Tuấn viết: “Trong điện thoại tôi vẫn còn lưu giữ 30 video clip đua xe. Nhà tôi ở chung cư quận 7, hằng đêm đều có đua xe, nẹt pô vang trời nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng lực lượng cảnh sát”.

Cũng bức xúc với nạn đua xe, bạn đọc Nguyễn Phong Phú đề nghị đối với những hành vi như tổ chức đua xe, lạng lách đánh võng, vi phạm nồng độ cồn… ngoài tịch thu, tạm giữ phương tiện, giam bằng lái xe, phạt tiền thì cần bắt người vi phạm quét dọn rác, làm sạch nhà vệ sinh công cộng thì mới đủ sức răn đe.

Tuy nhiên, nhiều bạn đọc khác cho rằng các biện pháp xử lý hành chính không đủ răn đe đối với các “quái xế”. “Đua xe thì phải vây bắt truy đến tận cùng, tịch thu phương tiện hủy bỏ ngay, những người tham gia, cổ vũ đều bị truy cứu hình sự, điều tra nhanh, xử ngay, phạt tiền thật nặng” – bạn đọc Phước Hiệp đề nghị.

Bạn đọc Văn Minh cho rằng “tham gia đua xe, cổ vũ đua xe rõ ràng là gây rối trật tự công cộng, chặn xe là tội tấn công người dân, hủy hoại kinh tế (vì chậm thời gian lưu thông thì hàng hóa thiệt hại)…” nên phải bị xử lý hình sự, đem ra xử trực tiếp công khai thì may ra “quái xế” mới sợ.

Luật hình sự quy định thế nào?

Nhiều bạn đọc bức xúc đề nghị phải đưa hành vi đua xe, tổ chức đua xe trái phép vào luật hình sự để xử lý chứ “phạt vài triệu hoặc thu bằng lái là không ăn thua gì”.

Trên thực tế, hành vi tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép từ lâu đã được quy định trong Bộ luật hình sự và có mức hình phạt, từ phạt tiền cho tới phạt tù, không hề nhẹ.

Cụ thể, Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi bổ sung năm 2017) dành hẳn 2 điều để quy định về tội “tổ chức đua xe trái phép” và “đua xe trái phép”.

Trong đó, điều 265 về tội “tổ chức đua xe trái phép” quy định người nào tổ chức trái phép việc đua ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thì bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm.

Nếu thực hiện một trong các hành vi: tổ chức đua xe trái phép cho từ 10 xe tham gia trở lên, tổ chức cá cược, tổ chức đua xe tại nơi tập trung đông dân cư, tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua, tổ chức chống người giải tán cuộc đua, gây thiệt hại tài sản 100 – 500 triệu đồng, tái phạm… thì bị phạt 100 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù 4 – 10 năm.

Đặc biệt, nếu tổ chức đua xe trái phép dẫn đến làm chết 3 người trở lên hoặc gây thương tích/gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương của những người này từ 201% trở lên, gây thiệt hại tài sản từ 1,5 tỉ đồng trở lên đều có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Đua xe trái phép có thể bị phạt tới 20 năm tù

Đối với tội “đua xe trái phép”, điều 226 Bộ luật hình sự quy định người phạm tội có thể bị phạt tiền 10 – 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm nếu đã từng bị xử phạt hành chính, hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người với tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%…

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp như tham gia cá cược, đua xe nơi tập trung đông dân cư, gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc không cứu giúp người bị nạn, làm chết 1 người… thì bị phạt tiền từ 50 – 150 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Đặc biệt, đua xe trái phép dẫn tới làm chết 3 người trở lên, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 người mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên, gây thiệt hại tài sản từ 1,5 tỉ đồng trở lên thì bị phạt tù 12 – 20 năm.

Điều 266. Tội đua xe trái phép
1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%;
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Đua xe nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ các thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, hành vi đua xe trái phép sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất là 15 năm tù.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcDịch vụ luật sư bào chữa tội mua bán hàng giả hàng cấm
Bài tiếp theoThủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp