Những trường hợp nào không bị tạm giam?

0
274

Con tôi bị bắt về tội trộm cắp tài sản công dân thì tôi có được đóng tiền để con tôi tại ngoại không? Xin cho biết những trường hợp nào được tại ngoại, những trường hợp nào thì bị tạm giam?

Trả lời :

1. Các trường hợp có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam được quy định tại điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự bao gồm: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng; hoặc phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.
Tuy nhiên, luật cũng quy định một số trường hợp đặc biệt tuy rơi vào một trong những trường hợp được quy định trên cũng có thể được tại ngoại.

Như vậy, nếu việc phạm tội không thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì không thể áp dụng biện pháp tạm giam.

2. “Đóng tiền để được tại ngoại” theo cách diễn đạt của ông là biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để thay thế biện pháp tạm giam được áp dụng nhằm bảo đảm cho bị can, bị cáo có mặt theo giấy triệu tập, nếu vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền đặt sẽ bị sung quỹ nhà nước. Biện pháp này được áp dụng đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam dựa vào tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo.

Về trường hợp của con ông, nếu bị truy tố theo khoản 1, 2 của điều luật quy định về tội trộm cắp tài sản và có căn cứ cho rằng con ông không thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc không thể tiếp tục phạm tội thì không bị tạm giam. Nếu con ông bị truy tố ở các khoản 3, 4, 5 thì sẽ bị tạm giam và có được đóng tiền để tại ngoại hay không còn tùy thuộc vào nhận định của cơ quan có thẩm quyền.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcAi có quyền bắt giữ đối tượng phạm tội?
Bài tiếp theoTội làm sai lệch hồ sơ vụ án