Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại

0
251

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Bồi thường thiệt hại là gì?

      Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

     Trong đó:

  • Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
  • Là loại trách nhiệm dân sự phát sinh bên ngoài, không phụ thuộc hợp đồng mà chỉ cần tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
  • Thiệt hại không chỉ là nền tảng cơ bản mà còn là điều kiện bắt buộc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
  • Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

      Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.

      Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị thiệt hại.


Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

      Để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải thỏa mãn các yếu tố:

      Có thiệt hại thực tế xảy ra: Thiệt hại thực tế là gì? là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức

      Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật hoặc có hành vi vi phạm hợp hợp đồng: quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người phải tôn trọng quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó.

      Có lỗi của người gây thiệt hại: người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng vô ý hay cố ý.

      Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay nói cách khác hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra.


Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

       Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được pháp luật quy định như sau:

      Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

      Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện song song với nhau, sau đây:

  • Do không có lỗi hoặc có lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
  • Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.

      Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

      Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

      Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.


Mức bồi thường thiệt hại

      Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về việc xác định mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra được xác định như sau:

      Xác định theo thỏa thuận của các bên: Pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên miễn sao thỏa thuận đó không vi phạm quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Khi hai bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại đã thỏa thuận và thống nhất về mức bồi thường thiệt hại thì pháp luật sẽ công nhận mức bồi thường đó.

      Trường hợp hai bên không thể thống nhất về mức bồi thường thiệt hại thì tòa án sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật để xác định mức bồi thường thiệt hại theo các căn cứ sau

      Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:

  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

      Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.
  • Tổn thất về tinh thần

      Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

  • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
  • Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.
  • Tổn thất về tinh thần

      Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm:

  • Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
  • Thiệt hại khác do luật quy định
  • Tổn thất về tinh thần

Phương thức thực hiện bồi thường thiệt hại

      Phương thức bồi thường thiệt hại là cách thức mà theo đó người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phải thực hiện để bù đắp các tổn thất vật chất cho người bị thiệt hại hoặc cho thân nhân của người bị thiệt hại.

      Phương thức cấp dưỡng một lần: Là việc dựa vào mức cấp dưỡng và thời gian hưởng cấp dưỡng của người được cấp dưỡng để xác định thành một khoản tiền cụ thể và buộc người gây thiệt hại phải giao khoản tiền đó cho người được cấp dưỡng vào một lần, quan hệ cấp dưỡng giữa họ chấm dứt kể từ thời điểm người phải bồi thường đã giao đủ khoản tiền đó. Như vậy, phương thức này chỉ có thể áp dụng được trong những trường hợp có thể xác định được cụ thể về thời gian hưởng tiền cấp dưỡng.

      Phương thức cấp dưỡng định kỳ: Là việc người gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo tháng, theo quý hoặc theo năm cho người được cấp dưỡng. Phương thức này thường được áp dụng trong các trường hợp không xác định được cụ thể về thời gian hưởng tiền cấp dưỡng vì người được cấp dưỡng được hưởng khoản cấp dưỡng đó cho đến suốt đời. Chẳng hạn, trong trường hợp người được cấp dưỡng đã già yếu, người mắc bệnh tâm thần, người tàn tật không có khả năng lao động thì việc xác định thời gian hưởng cấp dưỡng là điều không thể.


Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật dân sự năm 2015

      Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Nếu còn bất kỳ vấn đề gì chưa rõ hoặc thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Hotline: 1900.8686.64

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcBồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
Bài tiếp theoPhạm tội giết người thuộc trường hợp giết người dưới 16 tuổi thì bị xử phạt như thế nào?