Quy định về thừa kế theo pháp luật

0
153
Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật? Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp nào? Đó là thắc mắc của không ít bạn đọc. Vậy dưới góc độ pháp lý, vấn đề này được quy địnn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Thời hiệu thừa kế để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó, theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623; Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Ai sẽ được hưởng thừa kế theo pháp luật?

Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân, những người có quyền thừa kế di sản của người chết theo quy định của pháp luật. Việc xác định người thừa kế theo hàng thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại khoản 1, Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, được xác định theo thứ tự gồm:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Về quan hệ thừa kế giữa vợ – chồng, khi một trong hai mất thì người còn lại sẽ được hưởng di sản thừa kế. Về quan hệ thừa kế giữa cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được thừa kế di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại. Đối với con riêng và bố dượng, mẹ kế phải đáp ứng điều kiện có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế thế vị và thừa kế trong quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột – em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột mình.

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Chúng ta cũng cần lưu ý, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật áp dụng trong những trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 1, Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì những trường hợp áp dụng chia thừa kế theo pháp luật gồm:

– Trường hợp một: Không có di chúc.

– Trường hợp hai: Có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, rơi vào trường hợp vi phạm điều kiện chung của giao dịch dân sự theo Điều 177 và điều kiện về di chúc hợp pháp theo Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Trường hợp ba: Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Trường hợp bốn: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản.

– Trường hợp năm: Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà từ chối nhận di sản.

– Trường hợp sáu: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

Nguyên tắc chia di sản theo pháp luật.

Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp luật, như phân chia đều nhau, theo thứ tự hàng thừa kế, phân chia cho những những người nằm trong diện thừa kế.

Phương thức phân chia gồm có phân chia theo hiện vật và theo giá trị của hiện vật, nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

Bởi vậy, tùy vào từng trường hợp mà pháp luật quy định về người thừa kế, điều kiện áp dụng, trường hợp áp dụng thực hiện phân chia di sản thừa kế./.

Trần Chiến
========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcLuật sư tranh tụng vụ án tranh chấp quyền thừa kế
Bài tiếp theoTại sao thuê luật sư tranh tụng vụ án hình sự là cần thiết?
Chia sẻ