Quy trình nộp đơn khởi kiện tội vu khống, nhục mạ

0
311

Tội vu khống và tội làm nhục người khác có gì khác nhau? Các yếu tố cấu thành tội vu khống và tội làm nhục người khác? Trường hợp có hành vi vu khống và làm nhục người khác thì có thể tố cáo đến cơ quan nhà nước nào? Mức xử phạt đối với hai tội này được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn tội vu khống

Con người được coi là đối tượng hàng đầu được pháp luật bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của họ bởi đây là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhất và được Bộ luật hình sự hiện hành quy định thành một chương riêng biệt. Nhân phẩm và danh dự là những giá trị nội tại trong mỗi con người, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người là tôn trọng những giá trị của con người. Do đó tội vu khống luôn được nhiều người quan tâm. Vu khống có thể hiểu là hành vi bịa đặt hoặc đưa tin một chuyện không có thật để làm mất danh dự, uy tín của người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, để cấu thành tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi đó phải thoả mãn các yếu tố cấu thành tội phạm về tội này.

Tố cáo hành vi vu khống và làm nhục người khác

Trong đời sống, có những tình huống hiểu lầm, xung đột có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cấu thành tội phạm theo quy định của luật hình sự Việt Nam. Khi đó, các bên trong xung đột cần có thái độ bình tĩnh để hòa giải, tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra.

Trường hợp hành vi vi phạm pháp luật có tính chất nghiêm trọng, không thể hóa giải, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp về sức khỏe, danh dự của anh và gia đình thì anh có thể gửi đơn khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền để nhờ can thiệp, xử lý hành vi vi phạm pháp luật và bồi thường thiệt hại cho mình.

Cụ thể, anh có thể viết đơn gửi đên cơ quan công an để tố cáo hành vi vu khống và hành vi làm nhục người khác. Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về hai tội này như sau:

Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội làm nhục người khác như sau:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

…”

Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội vu khống như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

…”

Khi nhận được đơn, nếu có đủ căn cứ để cho rằng có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ thụ lý để giải quyết vụ án.

Mẫu đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự

Mẫu đơn đề nghị khởi tố vụ án trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, quý vị cần tìm hiểu và nghiên cứu quy định pháp luật liên quan trước khi áp dụng vào thực tế.

—————————————————————-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

                                                                  …………….., ngày …… tháng …… năm….

ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Kính gửi: – Trưởng Công an quận ……………………………………………..

– Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân quận ……………………

 

Tôi tên là: ……, thường trú tại …… và hiện đang ở tại ………………………………….…

Kính thưa Quý ông, tôi xin trình bày sự việc xảy ra vào hồi …… ngày …… mà tôi là người bị hại …… trong vụ việc này:

Trình bày diễn biến sự việc xảy ra:

…………………………………………….……………………………….………………………
…………………………………………….……………………………….………………………
…………………………………………….……………………………….………………………

Căn cứ Điều 104 Bộ luật Hình sự, Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự, tôi khẩn thiết làm đơn này kính mong Quý ông:

1.  Khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi ………………………………;

2.  Yêu cầu anh ………………………bồi thường thiệt hại đối với tổn hại về sức khỏe đã gây ra và những chi phí phát sinh cho tôi như cấp cứu, phẫu thuật điều trị.

3.  Xử lý trách nhiệm hình sự một cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với anh ………

Tôi xin gửi kèm theo toàn bộ hồ sơ bệnh án và các kết luận giám định về tình trạng sức khỏe hiện tại của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

 Nơi nhận:

– CA quận ……;

– VKSND quận …….

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền

Hiện nay, tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2017 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về tội vu khống, theo đó, người nào có hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì có căn cứ để truy cứu trách nhiệm về hành vi vu khống. Cụ thể Điều 156 quy định như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

…”

Với thông tin chị cung cấp, hành vi của chồng chị không đủ yếu tố cấu thành tội vu khống đã nêu trên, do đó chưa đủ căn cứ để xử lý hành vi này.

Thứ hai, quyền gửi đơn đến cơ quan công an trình báo về hành vi quấy rối

Tại Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

“1. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật này phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

…”

Ngoài ra, tại Điều 163 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về thẩm quyền điều tra như sau:

“…

4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

…”

Hiện nay, pháp luật không có quy định chỉ được tố giác, tố cáo… hành vi phạm tội tại nơi người trình báo thường trú hoặc tạm trú. Căn cứ theo quy định nêu trên thì khi tiếp nhận tố giác, tố cáo… cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận thông tin, nếu không thuộc thẩm quyền của mình thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm chuyển vụ việc đến cơ quan có thẩm quyền để tiến hành giải quyết theo quy định.

Như vậy, với trường hợp của chị, hiện tại chị không có hộ khẩu hay tạm trú tại nhà chồng nhưng căn cứ theo quy định trên chị vẫn được quyền gửi đơn trình báo trường hợp của mình lên cơ quan công an xã (phường) hoặc công an cấp quận (huyện) nơi nhà chồng chị có hộ khẩu để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ giải quyết.

Thủ tục tố cáo về hành vi làm nhục người khác

Thủ tục tố cáo về hành vi làm nhục người khác được thực hiện khi một người bị xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩmdanh dự tố giác hành vi vi phạm pháp luật lên cơ quan có thẩm quyền. Nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa nhau ở đám đông thì tùy trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính. Còn nếu bị xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự  thì để ngăn chặn kịp thời hành vi đó, các cá nhân, cơ quan nên tự mình viết đơn tố cáo ra cơ quan công an.

Thế nào là làm nhục người khác ?

Hiến pháp 2013 của nước ta quy định tại khoản 1 Điều 20  về quyền của công dân như sau:

  • Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
  • Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
  • Không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Hành vi làm nhục người khác có mối quan hệ chặt chẽ với danh dự và nhân phẩm con người. (Danh dự là phạm trù đạo đức chỉ lòng tôn trọng của con người trong mọi cử chỉ, hành vi của mình; nhân phẩm là phẩm chất và giá trị con người).

Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ;
  • Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin bịa đặt làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Làm nhục người khác được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, đây là hành vi trái pháp luật. Hiện nay, việc xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, cơ quan tổ chức diễn không phải là ít, với nhiều thủ đoạn khác nhau, đặc biệt với thời đại công nghệ số như bây giờ.

Người thực hiện hành vi làm nhục người khác là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như:

  • Lăng mạ,
  • Chửi bới thậm tệ,
  • Cạo đầu,
  • Cắt tóc,
  • Bôi nhọ, lột quần áo giữa đám đông…

Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình.

Làm nhục người khác bị xử lý thế nào ?

Hành vi làm nhục người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi như có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác,…

Nếu tính chất và mức độ của hành vi xúc phạm nghiêm trọng, và có đủ căn cứ, thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, trường hợp này tùy vào tính chất và mức độ mà bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
  • Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
  • Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trình tự tố cáo

Quy định của pháp luật về tố cáo

Trường hợp có chứng cứ chứng minh về việc có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây hậu quả nghiêm trọng đến danh dự và nhân phẩm thì bạn có quyền làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an để yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, công dân có quyền tố giác, tin báo về tội phạm.

  • Theo đó, tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
  • Tố giác về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
  • Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác bao gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Đơn tố cáo

Tố giác tội phạm là một trong những quyền cơ bản của công dân để đảm bảo thực thi nghiêm túc của pháp luật. Trong những trường hợp chứng kiến hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì mỗi công dân đều có quyền gửi đơn tố giác đến các cơ quan chức năng để được xử lý kịp thời.

Mẫu đơn tố giác cần có các nội dung như:

  • Ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo;
  • Thông tin người tố giác;
  • Thông tin người có hành vi vi phạm;
  • Nội dung tố cáo: Trình bày cụ thể thời gian, địa điểm và hành vi làm nhục người khác của người bị tố cáo;
  • Nêu căn cứ pháp lý;
  • Yêu cầu giải quyết tố cáo;…

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐƠN TỐ CÁO

(V/v xúc phạm danh dự, nhân phẩm)

 

Kính gửi: – CÔNG AN PHƯỜNG B, THỊ XÃ D, TỈNH F

                 – CÔNG AN THỊ XÃ D, TỈNH F.

  1. Người tố cáo:

Bà LÊ THỊ T, sinh năm 1981

Hộ khẩu thường trú: 179A, Kp ……………., phường……………., thị xã ………………, tỉnh……………….

ĐT: 09386555555

  1. Người bị tố cáo:

Bà LÊ THỊ B, Sinh năm 1981.

Hộ khẩu thường trú: Số nhà ………., Khu phố …………, phường ………….., thị xã ………………., tỉnh ………………

ĐT: 0943 931 9999

           NỘI DUNG TỐ CÁO

Tôi và bà LÊ THỊ B quen biết nhau qua quan hệ bạn bè và buôn bán onlin trên các trang mạng cá nhân như  FACEBOOK, ZALO…Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi và bà LÊ THỊ B xảy ra mâu thuẩn trong quan hệ buôn bán. Nguyên nhân là do bà LÊ THỊ B ganh ghét trong việc mua bán hàng onlin trên các trang mạng xã hội

Sau đó bà LÊ THỊ B cùng câu kết với ………………., sinh năm 1975 (Địa chỉ: ……………………….) để lập và sử dụng một hệ thống tên FACEBOOK là: ……………………………………………………………. để bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của tôi. Bà LÊ THỊ B lấy hình ảnh của tôi và ghi lên hình ảnh dòng chữ CON ĐĨ GIỰT CHỒNG cùng với số điện thoại của tôi để đăng lên các trang mạng xã hội. Bà LÊ THỊ B còn chia sẽ khắp các trang mạng và nhờ bạn bè bình luận trên trang FACEBOOK của cá nhân của tôi. Với tình trạng như thế này tôi rất hoang mang tinh thần, bị bạn bè xa lánh, tinh thần tôi ngày càng giảm sút do những lời phê phán của cộng đồng mạng xã hội.

Tôi có bán hàng onlin trên trang Facebook nhưng do bà LÊ THỊ B đã phá hoại, làm mất uy tín, xúc phạm danh dự nên số lượng hàng tôi bán được rất ít, thu nhập không có, thiệt hại đối với tôi kể đến hiện tại là rất lớn.

Từ những sự việc tôi nêu trên, có thể khẳng định những hành động của bà LÊ THỊ B thiếu……………………………………………………………………………………………………………………của tôi.  Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo bà Ngân đã có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và làm nhục người khác được quy định tại điều 121 Bộ Luật hình sự.

Nay tôi viết đơn này đề nghị Công an phường ………………………………………………. điều tra, truy tố bà LÊ THỊ B về hành vi làm nhục người khác được quy định tại Điều 121 Bộ Luật hình sự.

Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.

Kính mong được cơ quan xem xét và giải quyết của cơ Quan.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

(Kèm theo đơn: Toàn bộ hình ảnh trang Facebook đã chia sẽ có hình của tôi) 

                                                                                                   ………………., ngày…………tháng ……. năm…………
                                                                                                                                    Người tố cáo

Thủ tục tố cáo

  1. Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố cáo:
  2. Tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.
  3. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án.
  4. Có thể  tố cáo người có hành vi làm nhục người khác tại cơ quan công an nơi tội phạm được thực hiện hoặc người đó đang cư trú. Kèm theo đơn tố cáo là những bằng chứng, chứng cứ chứng minh cho hành vi vi phạm này.
  5. Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác:
  6. Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại);
  7. Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính).
  8. Cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.
  9. Theo dõi kết quả giải quyết tố giác:
  10. Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.
  11. Khi hết thời gian giải quyết tố giác theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcĐiều kiện thành lập quỹ từ thiện
Bài tiếp theoThẻ căn cước công dân gắn chip là gì? Đi làm thẻ CCCD gắn chip cần mang gì?