Tội phạm công nghệ cao là gì

0
128

Chúng ta đang sống ở thời đại công nghệ 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Đi song song với sự phát triển của công nghệ thì tội phạm công nghệ cao cũng ngày một đa dạng và lộng hành hơn. Tội phạm thực hiện các hành vi phạm tội của mình với các mục đích khác nhau làm ảnh hưởng đến xá hội, cuộc sống của nhiều người. Vậy tội phạm công nghệ cao là gì? Hãy cùng Luật Thuận Thiên tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Tội phạm công nghệ cao là gì?

Theo Nghị định 25/2014/NĐ-CP quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. Theo đó, tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao. Tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng internet, mạng viễn thông, mạng máy tính và các thiết bị số để thực hiện hành vi phạm tội gây ảnh hưởng và thiệt hại đến người dùng, thực hiện các hành vi lừa đảo gây ra các mối đe dọa,…

Tội phạm công nghệ cao là tội phạm sử dụng tri thức, ký năng, kiến thức, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin để tác động đến các thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính, xâm phạm đến trạt tự an toàn thông tin, gây tổn thất đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Tội phạm công nghệ cao thuộc nhóm tội phạm hình sự.

2. Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao

Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là hệ thống công nghệ thông tin, vì thế tội phạm công nghệ cao ngày càng nhiều và lộng hành hơn. Tương tự tội phạm truyền thống thì tội phạm công nghệ cao cũng thực hiện các hành vi phạm tội vi phạm pháp luật nhằm mục đích tư lợi cá nhân. Tuy nhiên, tội phạm công nghệ cao phạm tội bằng các cách tinh vi hơn tội phạm truyền thống, thực hiện hành vi phạm tội bằng các công cụ, kĩ thuật hiện đại và tiên tiến phát triển hơn; thiết bị công nghệ và hệ thống mạng. Người dùng internet chỉ cần sử hở một chút là có thể bị đánh cắp dữ liệu cá nhân, thông tin hay thậm chí là mất tiền,… Tội phạm công nghệ cao có những đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, tội phạm công nghệ cao xâm phạm vào trật tự an ninh an toàn thông tin, gây ra các tổn thất, tổn hại cho lợi ích Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Khách thể của tội phạm công nghệ cao là trật tự an toàn thông tin. Và trật tự an toàn thông tin là các quy tắc đảm bảo an toàn thông tin và những quy tắc liên quan đến trật tự pháp luật trong khai thác sử dụng thông tin. Những hành vi vi phạm tội sử dụng công nghệ cao tác động đến tính bảo mật của hệ thống máy tính, tính toàn vẹn và tính khả dụng của thông tin.

Thứ hai, tội phạm công nghệ cao có những hành vi được xác định là tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự. Hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin gây tổn hại cho xã hội là hành vi của tội phạm công nghệ cao.

Thứ ba, tội phạm sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin trình độ cao. Tội phạm công nghệ cao có các hành vi truy cập bất hợp pháp; cản trở bất hợp pháp việc truyền tải dữ liệu máy tính; can thiệp trái phép vào dữ liệu, hệ thống cá nhân; sử dụng trái phép thiết bị, gian lận, vi phạm liên quan đến máy tính,…

Thứ tư, chủ thể của tội phạm công nghệ cao là những cá nhận có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, tuy nhiên, chủ thể chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội là những người có kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin với trình độ cao để trực tiếp khai thác, sử dụng các công cụ, phương tiện, máy móc hiện đại.

3. Mục đích của tội phạm công nghệ cao

Khác với tội phạm truyền thống, tội phạm công nghệ cao thực hiện hành vi phạm tội với mục đích rõ ràng, vụ lợi cho bản thân:

– Lấy cắp dữ liệu cá nhân, tổ chức trên các thiết bị công nghệ cao nhằm thực hiện hành vi phạm tội. các thông tin dữ liệu có tính bảo mật bị xâm phạm, ảnh hưởng đến cá nhân tố chức, quyền và lợi ích hợp pháp của những người liên quan.

– Đánh cắp thông tin cá nhân, tài khaonr thẻ ngân hàng của cá nhân khác để rút tiền, thanh toán dịch vụ,… nhằm mục đích hưởng lợi bất chính từ hành vi phạm tội. Và hiện nay, việc lấy cắp tiền thông qua hành vi này xảy ra rất phổ biến, các lợi ích vật chất bị tội phạm tìm kiếm và xâm phạm trực tiếp.

– Hành vi lừa đảo thông qua việc bán hàng trên mạng. người dùng thường sẽ không cảnh giác sẽ bị mất tiền hay thông tin cá nhân. Nhóm tội phạm công nghệ cao chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động thương điện tử: Các đối tượng phạm tội sẽ mở tài khoản trang cá nhân bán hàng online, đặt hàng, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng và yêu cầu chuyển tiền đặt cọc trước khi giao hàng. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng thì tội phạm không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng, chúng thường khóa trang cá nhân hoặc xóa không để lại dấu vết, bỏ số điện thoiaj và chiếm đotạ tài snar của người bị hại.

– Tấn công email cá nhân hay tổ chức để chiếm đoạt tài sản, cụ thể như tấn công hộp thư điện tử, thay đổi nội dung thư, nội dung các giao dịch, hợp đồng để chiếm đoạt tài sản.

– Truy cập trái phép mạng viễn thông để ăn cắp cước viễn thông,…

– Giả mạo cán bộ ngân hàng, cơ quan nhà nước và yêu cầu người bị hại cung cấp mật khẩu, mã pin hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố nhưng thực chất đây là hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, tội phạm công nghệ cao còn sử dụng rất nhiều các chiêu thức khác nhau và ngày càng tinh vi hơn để thực hiện hành vi phạm tội nguy hiểm, gây thiệt hại thực tế rất lớn khiến cho các cơ quan chức năng khó có thể phát hiện được để ngăn chặn kịp thời, gây khó khăn đối với coq aun chức năng trong công tác phòng, chống tội phạm công nghệ cao. Nhằm tránh tình trạng bị lừa đảo thông qua không gian mạng, thì người dân cần nâng cao tính cảnh giác, không tin vào các chiêu trò lừa đảo trên mạng xã hội, không đưa thông tin cá nhân cho bất kì ai hay không đưa thông tin cá nhân lên mạng xã hội,… tránh để các đối tượng phạm tội khai thạc trục lợi, chiếm đoạt tài sản.

4. Phân loại tội phạm công nghệ cao

Căn cứ vào Bộ luật Hình sự quy định về tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin mạng viễn thông. Các loại tội phạm công nghệ cao được chia thành các nhóm sau:

4.1. Nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thuần túy

Nhóm tội phạm gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính chính là nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao thuần túy xâm phạm trật tự an toàn thông tin:

– Tội sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho các công cụ, thiết bị để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;

– Tội phát tán các chương tình tin học gây hại cho hoạt động của máy tính, mạng viễn thông, các phương tiện điện tử;

– Tội cản trở, gây rối loạn các hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông các phương tiện điện tử;

– Tội đưa, sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông;

– Tội xâm phạm trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc các phương tiện điện tử của người khác.

4.2. Tội phạm truyền thông sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính làm công cụ phạm tội

Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội gồm các ‘tội phạm truyền thống” nhưng được thực hiện với cấc thủ đoạn tinh vi hơn đó là sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện hành vi phạm tội.

– Tội phạm sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Sử dụng thông tin cá nhân, thẻ ngân hàng của các cá nhân, tổ chức hoặc làm giả thẻ ngân hàng để nhằm mục đích vụ lợi chiếm đoạt tài sản của chủ thể hoặc thanh toán hóa đơn, dịch vụ. Lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn mua bán thanh toán cổ phiếu qua mạng; truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện chiếm đoạt, lừa đảo tài sản.

– Tội phạm công nghệ cao đưa các thông tin, dịch vụ trên các trang mạng thông tin, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tội phạm công nghệ cao hiện nay chưa phải là tội danh được pháp luật quy định là tội danh đọc lập nhưng đó là tổ hợp của những tội phạm sử dụng tri thức về công nghệ cao để xâm phạm vào các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Pháp luật có đưa ra hình phạt đối với hành vi phạm tội của tội phạm công nghệ cao. Tùy thuộc vào mức độ hành vi và hậu quả của việc phạm tội mà mức phạt sẽ khác nhau. Hình phạt thấp nhất là 20.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ 02 năm. Hình phạt nặng nhất đó là xử phạt lên đến 1.000.000.000 đồng và phạt tù đến 07 năm.

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcTội thao túng thị trường chứng khoán có bị phạt tù không
Bài tiếp theoLuật sư bào chữa cho những vụ án hình sự nổi tiếng