Home Hỏi đáp pháp luật Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

Tại điểm b khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định giá trị hàng phạm pháp là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Tuy nhiên, khi Cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định xác định giá trị của tang vật thu giữ là ngà voi, sừng tê giác thì Hội đồng định giá trả lời không định giá được nhưng là hàng cấm không có giá. Trong trường hợp này, Cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết như thế nào?

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015 thì hành vi sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng mới đủ yếu tố cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng cấm. Do đó, các cơ quan tố tụng phải căn cứ vào Điều 215 Bộ luật hình sự năm 2015 để yêu cầu định giá tài sản làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Hoạt động của Hội đồng định giá, trình tự, thủ tục định giá hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 02-03-2005 của Chính phủ và hướng dẫn tại Thông tư số 55/2006/TT-BTC ngày 22-6-2006 của Bộ Tài chính. Đối với hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh (như ngà voi, sừng tê giác) tuy không có thị trường nhưng cơ quan có thẩm quyền vẫn có thể căn cứ vào lời khai của bị cáo, giấy tờ, tài liệu, chứng từ về việc mua bán hoặc mặt bằng giá của thị trường chợ đen để xác định giá, làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư bào chữa – Công ty luật Thuận Thiên

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Chia sẻ