Luật sư trong tố tụng hình sự

0
326

Quy định mới về quyền hạn của luật sư bào chữa trong bộ luật Tố tụng hình sự 2015, có hiệu lực từ 01/7/2016

Quyền tham gia tố tụng của Luật sư trong giai đoạn điều tra

Hiện nay, vấn đề oan sai xảy ra ngày càng nhiều. Để hạn chế vấn đề không mong muốn này, bị can, bị cáo có quyền mời Luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình từ giai đoạn tạm giữ đến khi kết thúc vụ án. Do đó, nếu bạn hoặc người thân của mình gặp phải trường hợp này thì có thể liên hệ với Luật sư để có phương án giải quyết.

1. Luật sư tư vấn về quyền tham gia tố tụng của Luật sư

Theo quy định pháp luật thì bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, để tránh các sai phạm trong các giai đoạn giải quyết vụ án thì việc mời Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là điều cần thiết.

Do đó, nếu bạn gặp phải các vấn đề vi phạm pháp luật, đồng thời chưa nắm được các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì bạn có thể liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900. 599. 979 để được giải đáp vướng mắc.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về quyền tham gia tố tụng của Luật sư

Câu hỏi: Xin hỏi khi bị cơ quan điều tra triệu tập thì em có quyền giữ im lặng cho tới khi luật sư đến không ạ? Nếu không thì đến khi nào luật sư mới có quyền tham gia vào quá trình tố tụng ạ? xin cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 59 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của người bị tạm giữ; Khoản 2 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về quyền của bị can; Khoản 2 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về quyền của bị cáo không có quy định về quyền giữ im lặng của người bị tạm giữ, bị can và bị cáo. Không giống với quy định của pháp luật các nước khác trên thế giới, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa công nhận quyền giữ im lặng của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ. Trong một vụ án hình sự bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng mình, nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan điều tra, do đó để tránh xảy ra các tiêu cực trong tố tụng, pháp luật nước ta đã cho phép luật sư được tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng.

Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:

“Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.”

Để đảm bảo trong quá trình điều tra không xảy ra tiêu cực, không có tình trạng mớm cung, dụ cung, dùng nhục hình đối với bị can, bị cáo pháp luật đã cho phép luật sư được phép tham gia vào hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra. Trong bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định rõ bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bị can, bị cáo có quyền yêu cầu luật sư bào chữa. Vì vậy để đảm bảo quyền và lợi ích không bị xâm phạm, bạn có quyền được mời luật sư bào chữa ngay từ giai đoạn điều tra.

Bạn có thể tham khảo thêm nội dung tư vấn áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003

Trọng Bộ luật tố tụng hình sự quy định về quyền của người bị tạm giam, bị can, bị cáo như sau:

Điều 48. Người bị tạm giữ

1. Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

2. Người bị tạm giữ có quyền:

a) Được biết lý do mình bị tạm giữ;

b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

c) Trình bày lời khai;

d) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Khiếu nại về việc tạm giữ, quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ thực hiện các quy định về tạm giữ theo quy định của pháp luật.

Điều 49. Bị can

1. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự.

2. Bị can có quyền:

a) Được biết mình bị khởi tố về tội gì;

b) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

c) Trình bày lời khai;

d) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

đ) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

g) Được nhận quyết định khởi tố; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Điều 50. Bị cáo

1. Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử.

2. Bị cáo có quyền:

a) Được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Tham gia phiên toà;

c) Được giải thích về quyền và nghĩa vụ;

d) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

g) Trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa;

h) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

i) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án; trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Dựa trên tất cả các quy định của Bộ luật tố tụng về quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không có điều, khoản nào quy định về quyền giữ im lặng của người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Không giống với quy định của pháp luật các nước khác trên thế giới, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa công nhận quyền giữ im lặng của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ. Trong một vụ án hình sự bị can, bị cáo không có nghĩa vụ phải chứng mình, nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan điều tra, do đó để tránh xảy ra các tiêu cực trong tố tụng, pháp luật nước ta đã cho phép luật sư được tham gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình tố tụng. Do vậy tại khoản 4 Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự đã nêu rõ:”Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.”

Để đảm bảo trong quá trình điều tra không xảy ra tiêu cực, không có tình trạng mớm cung, dụ cung, dùng nhục hình đối với bị can, bị cáo pháp luật đã cho phép luật sư được phép tham gia vào hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra. Trong bộ luật tố tụng hình sự cũng đã quy định rõ bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bị can, bị cáo có quyền yêu cầu luật sư bào chữa. Vì vậy để đảm bảo quyền và lợi ích không bị xâm phạm, bạn có quyền được mời luật sư bào chữa ngay từ giai đoạn điều tra.

Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra

Khoản 4 Ðiều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Ðiều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Khoản 1 Ðiều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bào chữa có quyền: (a) Gặp, hỏi người bị buộc tội; (b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can”. Khoản 3 Ðiều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 cũng quy định: “Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa”.

Ðiều 10 Thông tư liên tịch số 01/2018/TTLT ngày 23-1-2018 của Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – TAND tối cao – Viện KSND tối cao quy định: “Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật; Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì Thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát…”.

Kể từ thời điểm Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có hiệu lực vào đầu năm 2018 đến nay, đã có bước chuyển biến căn bản trong nhận thức và thực tế từ phía các cơ quan và những người tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm thực thi các quy định nêu trên, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị can, bị cáo, đương sự trong nhiều vụ án hình sự.

Ðó cũng là cơ sở cho việc Hội đồng xét xử quyết định, ban hành bản án xuất phát từ kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, quyền gặp mặt, trao đổi, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam còn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí bị cản trở từ phía một số cơ quan điều tra và điều tra viên, chủ yếu do nhận thức không đúng, không đầy đủ về quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra tại cơ sở giam giữ.

Hiện nay, rất nhiều cơ quan điều tra, điều tra viên, cán bộ điều tra, cán bộ quản lý cơ sở giam giữ vẫn nhận thức và yêu cầu thực hiện trên thực tế trong giai đoạn điều tra là việc gặp, tiếp xúc, làm việc, tham dự các buổi hỏi cung của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam phải được sự chấp thuận của cơ quan điều tra hoặc theo kế hoạch hỏi cung của điều tra viên.

Ðiều này đã được các luật sư phản ánh rất nhiều trong các cuộc tọa đàm, hội thảo. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổng hợp, thống kê và báo cáo lãnh đạo Bộ Công an về hàng trăm đơn thư khiếu nại trong nhiều năm qua của luật sư do phải đăng ký, chờ đợi hằng tháng vẫn không được gặp, làm việc với bị can trong giai đoạn điều tra. Ðó là chưa kể, trong các buổi làm việc, hỏi cung, thường các luật sư không được đặt câu hỏi, thậm chí nếu có chỉ được hỏi thăm về sức khỏe, thông tin về tình trạng gia đình mà thôi…

Quyền gặp mặt, tiếp xúc, làm việc riêng của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam bắt nguồn và liên quan trực tiếp từ quyền hiến định cho phép người bị buộc tội có quyền nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, và đây là cơ sở triển khai hoạt động của luật sư trong tố tụng hình sự. Tinh thần mới của Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, Thông tư liên tịch số 01 nêu trên khẳng định quyền đương nhiên và chủ động của luật sư trong việc gặp người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định tại Ðiều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Tất cả các quy định nêu trên cũng không có bất cứ từ ngữ nào quy định về việc luật sư gặp khách hàng trong giai đoạn điều tra bắt buộc phải có mặt điều tra viên hoặc phải được sự chấp thuận trước của cơ quan điều tra.

Như vậy, về mặt pháp lý, như nội dung Ðiểm (a), (b) Khoản 1 Ðiều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định có hai trình tự cuộc gặp của người bào chữa: Thứ nhất, cuộc gặp, làm việc riêng, chủ động của người bào chữa với người bị tạm giữ, tạm giam. Theo đó cơ sở giam giữ phải giải quyết yêu cầu gặp mặt của người bào chữa, trong trường hợp cần thiết thì báo với cơ quan thụ lý vụ án để cử người tham gia giám sát, chứ không thể lấy lý do cơ quan điều tra không đồng ý, hoặc điều tra viên bận không tham dự, để từ chối việc luật sư yêu cầu gặp mặt người bị tạm giữ, tạm giam. Thứ hai, người bào chữa tham dự cuộc làm việc, hỏi cung theo kế hoạch của cơ quan điều tra, điều tra viên; chỉ được đặt câu hỏi khi được điều tra viên đồng ý, nếu được phép đặt câu hỏi và trả lời thì nội dung phải ghi rõ trong biên bản, luật sư đọc lại, xác nhận và ký tên trên biên bản.

Do đó, cùng với các kiến nghị, góp ý bằng văn bản, Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong cuộc gặp đại diện lãnh đạo Bộ Công an vào ngày 23-8-2019 đã đề nghị Bộ Công an sớm ban hành Thông tư mới nhằm hướng dẫn, quán triệt để cơ quan điều tra các cấp, các điều tra viên, cán bộ điều tra, cán bộ có thẩm quyền của cơ sở giam giữ cần nhận thức thống nhất và bảo đảm tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền bào chữa nói chung và quyền gặp riêng của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, không bị giới hạn thời gian gặp, làm việc và có hướng dẫn rõ trường hợp nào bị hạn chế gặp hoặc phải có sự giám sát.

Giới luật sư hy vọng điều này sẽ tạo ra một bước đột phá mới trong quá trình dân chủ hóa hoạt động tố tụng, thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý, tôn trọng sự thật khách quan và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân trong các vụ án hình sự.

Luật sư trong tố tụng hình sự,Luật sư tham gia từ giai đoạn nào,Luật luật sư,Luật tố tụng hình sự,Vai trò của luật sư trong giai đoạn điều tra,Vật chứng trong to tụng hình sự 2015,Vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcVăn phòng luật sư hình sự giỏi ở Hà Nội
Bài tiếp theoĐánh bạc ở đâu hợp pháp và đánh bạc ở đâu bị phạt tiền, xử tù?