Thủ tục tố tụng – Trình tự pháp lý không thể bỏ qua

0
266

Thủ tục tố tụng là thuật ngữ nói chung để chỉ trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự. Do bản chất đặc thù của từng loại vụ án mà sẽ có quá trình giải quyết khác nhau tương ứng. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho các bạn về chủ đề này. Mong rằng bài tư vấn của Luật Thuận Thiên sẽ hữu ích và hỗ trợ được cho các bạn.

Thuật ngữ thủ tục tố tụng được hiểu sao cho đúng?

Thuật ngữ thủ tục tố tụng được hiểu là cách thức, trình tự và nghi thức để tiến hành xem xét một vụ việc hoặc để tiến hành giải quyết một vụ án đã được thụ lý hoặc khởi tố theo một trình tự đã được quy định của pháp luật. Những vụ việc có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định quá trình để tiến hành thủ tục tố tụng cũng sẽ có những điểm khác nhau.

Bản chất của từng thủ tục tố tụng như thế nào?

Như đã nói, những vụ việc có tính chất đặc thù khác nhau nên pháp luật quy định thủ tục tố tụng cũng sẽ có những điểm khác nhau tương ứng, cụ thể như sau:

  • Thủ tục tố tụng hình sự: Được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ án hình sự – những hành vi vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Quá trình tố tụng phân thành các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
  • Thủ tục tố tụng dân sự:  Được quy định áp dụng cho việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Quá trình tố tụng phân thành các giai đoạn khởi kiện, thụ lý, lập hồ sơ, xét xử, thi hành án.
  • Thủ tục tố tụng hành chính: Được quy định áp dụng cho việc giải quyết giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Quá trình tố tụng phân thành các giai đoạn xem xét đơn khởi kiện,thụ lý vụ án, đối thoại và chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa sơ thẩm.

Các văn bản pháp luật tố tụng bên cạnh việc quy định về các điểm khác biệt của mỗi thủ tục tố tụng, luôn quy định về các vấn đề chung của các vụ án như thẩm quyền xét xử của tòa án, nguyên tắc xét xử, thành phần của hội đồng xét xử, những người tham gia tố tụng và quyền, nghĩa vụ của họ, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn,…

Quá trình tố tụng trong từng lĩnh vực pháp luật.

Quá trình thủ tục tố tụng được diễn ra như thế nào?

Như đã nói, những vụ việc có tính chất đặc thù khác nhau nên thủ tục tố tụng cũng sẽ có những điểm khác nhau tương ứng, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thủ tục tố tụng hành chính được diễn ra như sau:

Bước 1: Xem xét đơn khởi kiện

Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án sẽ tiến hành phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải đưa ra một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
  • Tiến hành thụ lý vụ án.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khởi kiện.
  • Trả lại đơn khởi kiện.

Bước 2: Thụ lý vụ án

Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến quá trình giải quyết vụ án hành chính và phải thông báo Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Bước 3: Đối thoại và chuẩn bị xét xử

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án. Các quyết định trong quá trình chuẩn bị xét xử có thể là:

  • Tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
  • Đình chỉ giải quyết vụ án.
  • Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 4: Mở phiên tòa sơ thẩm

Bao gồm các công việc khai mạc phiên tòa, tranh tụng tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.

Thứ hai, quá trình thủ tục tố tụng hình sự diễn ra như sau:

Bước 1: Khởi tố vụ án

Xác định hành vi vi phạm có hay không có dấu hiệu tội phạm. Từ đó quyết định có ra quyết định khởi tố hay không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn này được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo hoặc tố giác về tội phạm và kết thúc khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Bước 2: Điều tra vụ án hình sự

Cơ quan điều tra sẽ tiến hành áp dụng mọi biện pháp thích hợp để xác định tội phạm, người đã thực hiện hành vi phạm tội để làm cơ sở cho việc xét xử tại Tòa án. Giai đoạn điều tra nhằm xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra; xác định nguyên nhân phạm tội,…. Khi kết thúc quá trình điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố khi có đầy đủ chứng cứ hoặc đình chỉ điều tra.

Bước 3: Truy tố vụ án hình sự

Việc truy tố vụ án hình sự do Viện kiểm sát thực hiện, cụ thể truy tố bị can bằng bản cáo trạng. Sau đó, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án.

Bước 4: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Giai đoạn này bắt đầu từ khi Tòa án nhận được hồ sơ vụ án do Viện kiểm sát chuyển sang. Trình tự xét xử tại phiên tòa gồm khai mạc, xét hỏi, tranh luận trước tòa, nghị án và tuyên án.

Thứ ba, thủ tục tố tụng dân sự được diễn ra như sau:

Bước 1: Gửi đơn khởi kiện

Gửi đơn khởi kiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn

Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện
  • Thủ tục thụ lý vụ án.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện.
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án.

Bước 3: Thụ lý vụ án

Trong vòng 05 ngày, nếu đơn yêu cầu đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án sẽ thông báo nộp lệ phí để tiến hành thụ lý. Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án sẽ báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp về việc đã thụ lý đơn yêu cầu giải quyết.

Bước 4: Tiến hành hòa giải

Về nguyên tắc, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Nếu hòa giải thành công thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.

Bước 6: Mở phiên tòa sơ thẩm xét xử

Phiên tòa phải được tiến hành đúng địa điểm cũng như thời gian đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra tiến hành xét xử hoặc được ghi trong giấy báo mở lại phiên tòa nếu phải hoãn phiên tòa.

Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục tố tụng. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có những vấn đề pháp lý đang vướng mắc để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật qua thông tin dưới đây:

Luật sư Đỗ Thuận Thiên

Hotline: 1900.8686.64

Địa chỉ văn phòng: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

Email: luatdogiaviet@gmail.com

========================================================

ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI

CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN

Giám đốc - Luật sư:  Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:
Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính:  Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino
Bài trướcTìm hiểu về các loại hình tố tụng
Bài tiếp theoNhững vướng mắc thường gặp khi Thành lập doanh nghiệp?