Tội “Buôn bán hàng giả” đã được quy định trong các văn bản luật trước đây và được hoàn thiện hơn trong Bộ luật Hình sự năm 2015 . Về khái niệm như thế nào là hàng giả vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 do Chính phủ ban hành, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng (Nghị định số 185 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 124/2015). Tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 185 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 124/2015)[1] quy định về hàng giả theo hình thức liệt kê bao gồm:
a) Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng kí;
b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;”
c) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
d) Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
đ) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng kí lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;
e) Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;
g) Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005;
h) Tem, nhãn, bao bì giả”.
Trên đây là những quy định cơ bản nhất về hàng giả và cũng là những đặc điểm để nhận biết hàng giả. Nhưng nhìn chung, các văn bản pháp luật hiện hành chưa có quy định toàn diện, tổng quát nhất về khái niệm hàng giả.
Hàng giả là đối tượng của hành vi buôn bán hàng giả. Mức độ nguy hiểm của hành vi này đối với nền kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng ngày càng nghiêm trọng, chính vì vậy kể từ khi Pháp lệnh năm 1982 được ban hành, sau đó là BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 ra đời và hiện nay là Bộ luật Hình sự năm 2015 , tội buôn bán hàng giả được quy định ngày càng hoàn thiện và cụ thể hơn và tùy từng trường hợp bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 04 khung hình phạt đối với người phạm tội “sản xuất, buôn bán hàng giả” và 01 khung quy định các mức phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau [2]:
Đối với cá nhân phạm tội, điều luật quy định xử phạt như sau:
– Khung 1 quy định phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này. Bao gồm các trường hợp: Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.0000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các Điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Khung 2 quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; Làm chết người; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; Buôn bán qua biên giới; Tái phạm nguy hiểm.
– Khung 3 quy định hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với các trường hợp sau đây: Hàng giả có giá thành sản xuất 100.000.000 đồng trở lên; Hàng giả có giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn từ 200.000.000 đồng trở lên; Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên trong trường hợp không xác định được giá thành sản xuất, giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn; Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên; đ) Làm chết 02 người trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên, với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Khung 4 quy định hình phạt bổ sung, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội, điều luật quy định xử phạt:
– Khung 5 quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội này, cụ thể:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Theo quy định như trên, tên gọi của Điều 192 dễ khiến cho chúng ta nhầm tưởng điều luật này chỉ quy định một tội danh nhưng thực chất đó là hai tội danh “Tội sản xuất hàng giả” và “Tội buôn bán hàng giả”. Bởi hai tội này có cấu thành tội phạm tương tự nhau; tính chất của các hành vi phạm tội này đều là gian dối để đánh lừa người tiêu dùng khiến cho họ nhầm lẫn các hàng hóa giả với hàng hóa thật; hậu quả của hai hành vi phạm tội tác động trực tiếp đến nền sản xuất kinh tế nói chung, chính sách quản lý thị trường và lợi ích của người tiêu dùng nói riêng … Trong phạm vi bài viết, tác giả phân tích những điểm mới về tội buôn bán hàng giả theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) so với Bộ luật Hình sự năm 1999. Qua đó đưa ra một số hạn chế còn tồn tại và việc hoàn thiện pháp luật là vấn đề cần tiếp tục được đặt ra.
So với Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 có những sửa đổi, bổ sung quan trọng phù hợp với thực tiễn xét xử đó là:
– Thứ nhất, về hình phạt: Nếu khoản 1 Điều 156 BLHS 1999 chỉ quy định hình phạt tù từ 06 (tháng) đến năm năm thì BLHS 2015 ngoài hình phạt tù còn quy định thêm hình phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1000.000.000 đồng.
– Thứ hai, về dấu hiệu định lượng số tiền thu lợi bất chính: Dấu hiệu định lượng số tiền thu lợi bất chính theo quy định của BLHS 1999 chưa quy định rõ mà chỉ quy định một cách chung chung “Thu lợi bất chính lớn”, cách quy định như vậy dễ gây ra nhiều cách hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất. BLHS 2015 đã quy định cụ thể hơn như tình tiết định khung quy định tại điểm c khoản 1 Điều 192 “Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tại điểm e khoản 2 “Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”.
– Thứ ba, về các tình tiết được bổ sung mới: BLHS 2015 đã bãi bỏ tình tiết định khung “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” trong BLHS 1999 và bổ sung các tình tiết định khung mới như “Làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; buôn bán qua biên giới.
Quy định của BLHS 2015 cho thấy mức độ nguy hiểm của hành vi buôn bán hàng giả ngày càng cao, không chỉ đối tài sản, vật chất mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người. Những quy định cụ thể trên sẽ giúp cho Tòa án dễ dàng xác định hành vi phạm tội cũng như định khung hình phạt; xóa bỏ sự vướng mắc bấy lâu nay khi áp dụng tình tiết định tính khi tuyên án, tránh được sự tùy tiện của những người áp dụng pháp luật; phù hợp trình độ dân trí nước ta. Tuy nhiên, cách quy định số tiền thu lợi bất chính, thiệt hại về tài sản là một con số cụ thể dễ dẫn tới việc pháp luật bị “lạc hậu”, cần phải sửa đổi, bổ sung thường xuyên cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội.
– Thứ tư, về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự: Pháp luật hình sự Việt Nam từ trước tới nay luôn áp dụng nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, BLHS 2015 được xây dựng và ban hành, một vấn đề hoàn toàn mới được đưa ra thảo luận và thống nhất quy định trong bộ luật này đó là trách nhiệm hình sự của pháp nhân. BLHS 2015 dành 01 Chương XI để quy định việc áp dụng pháp luật hình sự, điều kiện, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Đối với các tội phạm về kinh tế, trong đó có tội buôn bán hàng giả, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng được đặt ra bởi tình hình diễn biến tội phạm ngày càng phức tạp, nhiều vụ án có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội do pháp nhân thực hiện.
Khoản 5 Điều 192 quy định “Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Pháp nhân thương mại phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Đối với tội “Buôn bán hàng giả”, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là hợp lý. Bởi vì: Nhiều pháp nhân kinh doanh buôn bán hàng hóa hiện nay vì lợi ích tập thể, lợi ích pháp nhân mà bất chấp thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả, thu lợi bất chính. Nếu chỉ xử lý hình sự đối với người đại diện, người được ủy quyền hoặc những nhân viên thừa hành thực hiện thì sẽ bỏ lọt tội phạm, trái với nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự. Có thể việc kí kết hợp đồng buôn bán là do người đại diện thực hiện, vận chuyển, trao đổi hàng giả là do người của pháp nhân tiến hành nhưng đó là vì lợi ích của pháp nhân, lợi ích chung của tất cả nhân viên.
Thuê luật sư bào chữa
+ Các vụ án vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm….);
+ Các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản….);
+ Các vụ án về tham ô, nhận hối lộ….;
+ Các vụ án về ma tuý …;
+ Các vụ án về hàng giả, hàng nhái, hàng cấm…;
+ Bào chữa các vụ án khác;
+ Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra, tuy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp (Cấp sơ thẩm, phúc thẩm);
+ Luật sư hỗ trợ tại giai đoạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm: Đây là các thủ tục đặc biệt dùng để xem xét lại vụ án do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có phát sinh tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã được tuyên mà khi xét xử tòa đã không biết có tình tiết đó (tái thẩm).
Nhằm chuyên nghiệp hóa dịch vụ Luật sư bào chữa vụ án hình sự, Luật Thuận Thiên tiến hành giải quyết yêu cầu của khách hàng về dịch vụ này theo từng bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc ( Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5. Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
CÔNG TY LUẬT Thuận Thiên
ĐOÀN LUẬT SƯ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT THUẬN THIÊN
Giám đốc - Luật sư: Nguyễn Trung Tiệp Công ty luật chuyên:Hình sự - Thu hồi nợ - Doanh nghiệp – Đất Đai – Trọng tài thương mại – Hôn nhân và Gia đình.
Trụ sở chính: Số 3 ngách 168/46/7/2 Phan Trọng Tuệ, Huỳnh Cung, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Hà Nội: Tầng 4, toà nhà Hoàng Vương, số 31 Nguyễn Xiển, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng luật sư Quảng Nam: Số 174 Văn Tiến Dũng, phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Văn phòng luật sư TPHCM: Tòa nhà 68 Lộc Phát, số 68 Bạch Đằng, phường 2, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh..
Tổng đài : 1900.8686.64
Email: luatthuanthien@gmail.com
Hệ thống Website:
www.luatthuanthien.com
www.thuanthienlawfirm.com
#luatsubaochua #luatsutranhtung #luatsuhinhsu #luatsudatdai #thuhoino